Trong
khoảng 1 tuổi là lứa tuổi nhạy cảm với nhiều thay đổi đến từ sự phát triển mạnh
mẽ của bé và có ảnh hưởng cực kì lớn đến
chế độ ăn uống của bé. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em biếng ăn ở 1 tuổi.
Vậy các mẹ phải làm sao?
Những nguyên nhân trẻ em biếng ăn khi ở 1 tuổi
Đầu tiên hãy đi tìm sự khởi nguồn biếng ăn ở trẻ 1 tuổi và những chiêu độc nhất vô nhị:
Thực đơn lặp lại quá nhiều gây nhàm chán
Không
chỉ con trẻ mà người lớn cũng vậy, chỉ muốn bỏ bữa. Trẻ 1 tuổi khó mà diễn đạt
cho mẹ hiểu bằng lời nói, vì vậy, trẻ chọn cách biểu hiện thái độ khó chịu,
lười ăn dù mẹ cố gắng làm mọi cách.
Lúc
này, giải pháp dành cho mẹ là đừng cố ép con ăn hết món bé không muốn ăn. Thay
vào đó, chuẩn bị thêm nhiều món mới để thay đổi khẩu vị cho con. Chỉ với các
loại thực phẩm quen thuộc và dụng cụ tạo hình làm bánh hoặc khuôn in thức ăn có
thể tìm mua ở siêu thị hoặc chợ, bạn đã có thể “hô biến” những món ăn trở thành
"bức tranh" sinh động và ngon mắt với bé yêu rồi đấy.
Món ăn lặp lại thường xuyên làm bé chán ăn
Bé đang thời kỳ mọc răng sữa
Cho
đến tận lúc 6 tuổi, quá trình mọc răng sữa của bé mới xong. Vì vậy, không có gì
lạ khi trẻ 1 tuổi xuất hiện nguyên nhân trẻ em biếng ăn trong khi răng sữa mọc. Cảm giác đau nướu, khó chịu
dĩ nhiên sẽ làm bé lười ăn đột ngột. Chưa kể là hay ốm. Để đảm bảo dinh dưỡng
cho con trong thời gian này, mẹ nên xay nhuyễn, làm những món dễ nuốt dễ trôi, nhẹ
nhàng khích lệ bé ăn thay vì mất bình tĩnh.
Trẻ bị ốm
Trẻ
1 tuổi biếng ăn có thể do đang bị bệnh. Nếu bé bỗng nhiên không chịu ăn, làm
quấy, hay khóc và hay tỏ ra khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Triệu
chứng này đi kèm sốt, sổ mũi, ho, khó thở, tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đi thăm
khám ngay.
Trẻ bị ốm dẫn đến biếng ăn lười ăn
Những nguyên nhân phụ dẫn đến trẻ em biếng ăn
Trẻ
1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi, khám phá thế giới xung quanh. Do vậy, trẻ
ham chơi quên cả ăn là hiện tượng hết sức bình thường. Thay vì cấm đoán, giới
hạn giờ chơi này nọ, tại sao mẹ không biến giờ ăn thành giờ chơi và khám phá
của bé? Cùng trẻ chuẩn bị bữa ăn bằng cách tạo những hình thù ngộ nghĩnh từ
thực phẩm, đảm bảo bé sẽ thích thú hơn với đồ ăn.
Có
nhiều bậc phụ huynh vì muốn con chóng tăng cân, nhiều mẹ tăng thêm bữa phụ cho
bé, nào váng sữa, bánh, kẹo… Chính thói quen này ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống
của trẻ. Vì no ngang do ăn vặt, trẻ sẽ bỏ bữa chính. Do đó, mẹ đừng ép con ăn
nhiều quá nhé. Nhớ một nguyên tắc thôi: Cho trẻ ăn theo nhu cầu.
Và
đặc biệt, con trẻ rất nhạy cảm, chỉ một chút điều chỉnh trong giờ giấc sinh
hoạt cũng đủ làm xáo trộn mọi hoạt động, ăn uống của bé. Bất cứ một thay đổi
nào, chẳng hạn chuyển nhà, cho bé đến nhà trẻ, cũng có khả năng làm trẻ lười
ăn. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân tạm thời. Sau một thời gian quen dần,
cộng thêm sự khuyến khích của mẹ, chuyện ăn uống của bé đâu cũng sẽ vào đấy.
Chứng
kiến ba mẹ cãi nhau trong giờ ăn cũng đủ làm bé trở nên lười ăn và còn ảnh
hưởng đến tâm sinh lý của trẻ trong suốt thời kỳ phát triển. Đây gọi là biếng
ăn do tâm lý. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho con. Không
cãi vã, to tiếng, căng thẳng trước mặt trẻ.
Ai
bảo trẻ nhỏ không biết gì? Các bé thường học theo cực kì nhanh! Khi chứng kiến
ba mẹ ăn ăn uống tạm bợ chán trường thì bé bắt chước theo là quá bình thương.
Hãy cố gắng làm tấm gương sáng cho con noi theo nhé.
Khi đó các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn một cách hợp lý nhất.
Trên
đây là những trường hợp chủ yếu dẫn đến biếng ăn ở trẻ 1 tuổi. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân và
những cách xử lí hữu hiệu với việc biếng ăn ở trẻ 1 tuổi. Các bậc phụ huynh cần
sát sao những chuyển biến của trẻ và có những biện pháp kịp thời để bé không
còn biếng ăn nữa.